Muỗi là trung gian truyền một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dễ lây lan trong cộng đồng. Không phải tất cả các loại muỗi khi đốt người đều gây bệnh và mỗi vùng miền chỉ xuất hiện một số chủng loại muỗi khác nhau, nhiều bệnh truyền nhiễm không lây qua đường muỗi đốt… Vì thế cho nên, hiểu rõ về việc muỗi đốt truyền bệnh như thế nào; Những loại muỗi nào có thể truyền bệnh; Những bệnh do muỗi truyền? Các biện pháp phòng tránh… là một việc rất cần thiết.
1. Những loài muỗi nguy hiểm gây bệnh
Muỗi vằn (Aedes aegypti)
– Muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, viêm não, giun chỉ và một số bệnh do vi-rút khác.
– Muỗi chủ yếu đẻ trứng ở chum, vại chứa nước và các vật dụng hỏng khác có chứa nước.
Muỗi đòn xóc (Anopheles)
Truyền bệnh sốt rét, có 3 loài chính:
– Anopheles minimus hoạt động ở vùng rừng núi trên toàn quốc.
– Anopheles dirus hoạt động ở vùng rừng núi từ vĩ độ Bắc 20 trở vào Nam.
– Anopheles sundaicus hoạt động ở vùng ven biển nước lợ từ Phan Thiết vào phía Nam.
Muỗi có hoạt động chích đốt máu suốt đêm, đỉnh cao phổ biến nhất là từ 22 giờ tối đến 3 giờ sáng.
Muỗi là loài trung gian truyền nhiễm rất nhiều bệnh nguy hiểm cho con người
Muỗi Culex Tritaeniorhynchu
Muỗi truyền bệnh viêm não B Nhật Bản gặp nhiều ở vùng nông thôn, làng mạc đông dân có nhiều hồ, ao.
Muỗi Haemagogus và Sabethes
Truyền bệnh sốt vàng da vùng rừng rậm ở Trung và Nam Mỹ.
2. Những bệnh nguy hiểm truyền nhiễm từ muỗi
Bệnh sốt xuất huyết:
Bệnh do nhiễm vi-rút Dengue gây nên do muỗi vằn là trung gian truyền bệnh. Biểu hiện là sốt cao và xuất huyết dưới da, niêm mạc hoặc trụy tim mạch dễ đưa đến tử vong nếu điều trị không kịp thời và không đúng mức.
– Do muỗi rất ít đốt hút máu ở nhiệt độ dưới 23oC, nên dịch sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa hè và ở các tỉnh phía Nam
Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm vi-rút Dengue, vi-rút này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, khi muỗi đốt hút máu người thì có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi vi-rút vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì vi-rút được truyền cho muỗi.
– Người là ổ chứa vi-rút chính. Ngoài ra người ta mới phát hiện ở Malaysia có loài khỉ sống ở các khu rừng nhiệt đới cũng mang vi-rút Dengue.
Bệnh sốt rét:
Là bệnh do nhiễm ký sinh trùng sốt rét, muỗi Anopheles là vật trung gian truyền bệnh. Bệnh biểu hiện bằng sốt và thiếu máu trầm trọng do hồng cầu bị phá hủy, cơn sốt rét ác tính có thể tử vong, bệnh gây tổn hại rất nghiêm trọng đối với sức khoẻ cộng đồng.
– Do muỗi Anopheles chỉ phân bổ ở vùng rừng núi nên bệnh sốt rét chỉ lưu hành ở các vùng núi và vùng ven sông do muỗi bị di chuyển trên bè mảng và các vật trôi nổi do mưa lũ ở trên sông.
Phun thuốc diệt muỗi để bảo vệ sức khỏe
– Khi ra khỏi vùng sốt rét người bị sốt rét vẫn còn bị những cơn sốt rét, nhưng mức độ nhẹ dần và tùy từng chủng sốt rét mà sẽ tự hết sốt rét sau 3–5 năm vì không bị nhiễm thêm ký sinh trùng sốt rét nữa.
– Ký sinh trùng sốt rét còn có thể nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành khi truyền máu có mầm bệnh hoặc dùng ống chích, kim tiêm có dính máu người bệnh trong trường hợp tiêm chích ma tuý.
Bệnh giun chỉ:
Bệnh giun chỉ hay còn được gọi là bệnh chân voi (hai chân nề to như chân voi), là bệnh nhiễm ấu trùng giun chỉ, giun trưởng thành sống trong hệ thống bạch huyết gây tắc mạch bạch huyết làm phù to hai chi dưới và đái ra dưỡng trấp (nước tiểu đục như nước vo gạo)
– Giun chỉ bạch huyết (Wuchereria bancrofti) được truyền từ người này sang người khác qua trung gian là muỗi. Ký sinh trùng khi đó sẽ xâm nhập vào trong da và từ đó chúng đi vào cơ thể con người. Tiếp đó ấu trùng di chuyển vào hệ bạch huyết, ở đó chúng phát triển thành giun trưởng thành trong hệ thống bạch huyết của người, người là ký chủ vĩnh viễn.
– Ấu trùng giun xuất hiện ở máu ngoại vi vào ban đêm và do đó muỗi đốt bị nhiễm ấu trùng.
– Chu kỳ phát triển của giun chỉ bạch huyết trải qua hai ký chủ: người và muỗi. Người là ký chủ vĩnh viễn, muỗi là ký chủ trung gian chứa giai đoạn ấu trùng.
– Muỗi nhiễm ấu trùng giun chỉ khi hút máu người nhiễm bệnh. Ấu trùng vào cơ thể muỗi, thoát vỏ xuyên qua thành dạ dày, đến cơ ngực muỗi. Chuyển thành ấu trùng ấu trùng giai đoạn ba sau hai lần lột xác, di chuyển đến vòi muỗi. Và có thể lây nhiễm sang người khác khi muỗi hút máu.
Một vết muỗi đốt nhỏ nhưng cũng có thể gây ra bệnh nguy hiểm
Bệnh viêm não Nhật Bản:
Đây là một nhiễm trùng của hệ thần kinh trung ương.
– Tác nhân truyền bệnh là muỗi Culicinea tritaeniorhyunchus, thường có ở nông thôn. Người là ký chủ trong chu trình truyền bệnh và thường trẻ em mắc bệnh nhiều hơn người lớn.
Bệnh sốt vàng da:
Là chứng bệnh sốt do siêu vi trùng thuộc họ Flaviviridae gây ra. Đây là một chứng bệnh sốt suất huyết quan trọng tại Châu Phi và Nam Mỹ
3. Xử lý các vết muỗi đốt và phòng tránh bệnh do muỗi đốt
– Khi bị muỗi đốt, nhất là trẻ em thường để lại các vết sưng đỏ, hoặc ngứa, cần phải bôi các thuốc mỡ kháng sinh, hoặc mỡ chứa corticoid làm dịu để hạn chế gãi gây chày sước nhiễm trùng.
– Phát quang bụi rậm, phun thuoc diet muoi, phun thuốc lưu tồn (6 tháng) những nơi muỗi thường đậu, diệt bọ gậy.
– Bôi thuốc chống muỗi, nằm màn có tẩm thuốc.
Hãy lắp đặt ngay cho ngôi nhà của bạn sản phẩm cửa lưới chống muỗi , để hạn chế tối đa mầm bệnh di truyền từ muỗi nhé !
Ảnh minh họa: Internet
BS Đỗ Hữu Thảnh
Theo Suckhoedoisong.vn
Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng
ignore_sticky_posts
thay cho caller_get_posts
(sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/dgnutupkhosting/public_html/congtybaongoc.com/wp-includes/functions.php on line 6085